Chống sét lan truyền là gì ?
Sét đánh phá hủy trực tiếp ngay tại vị trí bị đánh. Dòng sét mang điện trường còn truyền qua hệ thống dây điện, gây nhiễu điện, sai lệch cho thiết bị, thậm chí dòng sét mạnh có thể phá hỏng thiết bị, gây cháy nổ, nguy hiểm tính mạng và cá tài sản khác. Chống sét lan truyền là giải pháp giải quyết các vấn đề này.
Thế nào là hiện tượng sét lan truyền?
Lý do khiến việc chống sét lan truyền trở nên cần thiết là gì? Khi một luồng sét đánh xuống mặt đất hay vị trí tòa nhà, công trình nào đó, nó sẽ cảm ứng điện từ lên các đường dây dây điện gần đó. Dòng sét lan truyền đánh vào các đường dây tín hiệu nguồn như dây điện, dây điện thoại,… rồi theo hệ thống dây dẫn lan truyền tới các thiết bị điện.
Sét lan truyền có thể gây hư hỏng các thiết bị điện trong nhà
Sét lan truyền gây nên hiện tượng gia tăng đột biến của sóng điện từ hoặc xung điện áp, ảnh hưởng trực tiếp đến các thiết bị điện, điện tử, mạng máy tính,… Nguyên nhân của hiện tượng này có thể kể đến như: công trình nằm gần vị trí bị sét đánh, đường dây dẫn điện trong khu vực bị hư hỏng, xung điện áp sinh ta trong chính các thiết bị một cách đột ngột do bật tắt các tải điện như máy photocopy, hệ thống nhiệt, motor,…
Tại sao cần chống sét lan truyền?
Sét lan truyền có thể gây ra thiệt hại lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Việt Nam nằm ở tâm giông châu Á, có hoạt động giông sét mạnh. Mỗi năm Việt Nam phải hứng chịu 2 triệu cú sét đánh (nghiên cứu của Viện Vật Lý Địa Cầu). Mùa đông ở nước ta kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.
Lý do cần chống sét lan truyền là gì? Việc chống sét lan truyền rất cần thiết để bảo vệ tài sản cả về người và của. Giải pháp chống sét lan truyền sẽ bảo vệ, chống lại sự gia tăng đột biến của sóng điện từ, điện áp. Chặn chúng lại và cho chúng đi theo đường tiếp địa truyền xuống mặt đất. Từ đó hạn chế gia tăng điện áp đột ngột. Giảm tối thiểu sự ảnh hưởng của sét tới các thiết bị đang sử dụng, bảo vệ các thiết bị trong công trình.
Những tổn thất do xung quá điện áp, sét lan truyền gây ra đối với các hệ thống không gắn thiết bị chống xung quá điện áp, chống sét lan truyền có thể kể đến như:
- Chi phí sửa, thay thế thiết bị, phục hồi dữ liệu
- Thời gian, chi phí lãng phí do ngừng vận hành, khách hàng không hài lòng mất nhiều cơ hội thương mại,…
Phân loại các thiết bị chống sét lan truyền
Các loại thiết bị chống sét lan truyền là gì?- Thiết bị chống sét lan truyền trên đường nguồn: gồm thiết bị cắt sét 1 pha, cắt sét 3 pha, thiết bị cắt lọc sét 1 pha, cắt lọc sét 3 pha.
- Cáp thoát sét.
- Thiết bị chống sét trên đường tín hiệu, viễn thông.
- Đồng hồ đo điện trở tiếp đất.
- Thiết bị đếm sét.
- Hệ thống tiếp địa chống sét lan truyền.
- Thiết bị cắt lọc sét, cắt sét đường nguồn điện AC: TDX, TDF, TDS,TSG-SRF,…
- Thiết bị chống sét cho đường tín hiệu TV, camera,..
- Thiết bị chống sét cho tín hiệu đường truyền RS.
- Thiết bị chống sét cho mạng máy tính RJ45
- Chống sét trên đường tín hiệu điều khiển công nghiệp.
- Chống sét trên đường truyền điện thoại, LEASED-LINE, ADSL.
- Thiết bị chống sét trên đường cáp đồng trục, feeder.
- Chống sét trên điện thoại, đường truyền tốc độ cao.
- Công tắc báo động DAR và thiết bị đếm sét TDS-SC,..
Các cấp của thiết bị chống sét lan truyền là gì?
Dựa theo tiêu chuẩn EN 61643-11 và IEC 61643-11, Khi phân loại dựa theo type, các thiết bị chống sét lan truyền có 3 cấp độ như sau:
- Thiết bị chống sét lan truyền cấp 1 (Type 1 SPD)
- Thiết bị chống sét lan truyền cấp 2 (Type 2 SPD)
- Thiết bị chống sét lan truyền cấp 3 (Type 3 SPD)
- Tìm hiểu thêm:
- Thiết bị chống sét lan truyền 1 pha
- Thiết bị chống sét lan truyền 3 pha
- Thiết bị cắt lọc sét là gì ?
Thiết bị chống sét lan truyền cấp 1 (Type 1 SPD) là gì?
Thiết bị chống sét lan truyền cấp 1 còn gọi là thiết bị cắt sét sơ cấp. Thường được đặc trưng bởi dòng điện dạng sóng 10/350 µs. Thiết bị được lắp đặt ở vị trí có nguy cơ bị sét đánh trực tiếp cao, ví dụ như:
- Các công trình, nhà xưởng có hệ thống chống sét bằng cột thu lôi
- Lồng Faraday,…
- Type 1 SPD có thể xả dòng ngược do sét lan truyền dội ngược từ dây dẫn đất đến dây dẫn của lưới điện. Hệ thống chống sét lan truyền hạn chế tăng điện áp đột ngột của thiết bị Thiết bị chống sét lan truyền cấp 2 (Type 2 SPD) là gì?
Thiết bị chống sét lan truyền cấp 2 là thiết bị cắt sét thứ cấp. Thường được đặc trưng bởi dòng điện sóng 8/20 µs. Thiết bị bảo vệ các thiết bị điện hoạt động điện áp thấp và bảo vệ các tải. Được gắn tại ngõ vào của hệ thống điện hạ áp. Những nơi gần các thiết bị điện nhạy cảm, trong tủ phân phối chính mà công trình không lắp hệ thống chống sét có cột thu lôi.
Thiết bị chống sét lan truyền cấp 3 (Type 3 SPD) là gì?
Thiết bị chống sét lan truyền cấp 3 có khả năng giải phóng điện thấp. Nó được đặc trưng bởi sóng điện áp 1.2/50 µs kết hợp sóng điện dòng 8/20 µs. Thiết bị này thường được sử dụng bổ sung cho SPD type 2 hoặc gần các tải nhạy cảm. Thiết bị này thường dùng bảo vệ các thiết bị điện tử như điện thoại, camera, tivi,…Quy chuẩn chống sét lan truyền là gì?
Cần ngăn chặn sét lan truyền bằng các thiết bị cắt sét sơ cấp, cắt sét thứ cấp và chống sét cho các thiết bị đầu cuối dựa trên nhiều tiêu chí để mang lại hiệu quả chống sét tốt nhất.
- Chọn thiết bị chống sét theo tiêu chuẩn thích hợp, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia như TCVN 9385 (VN), UL (Mỹ), và tiêu chuẩn quốc tế như IEC 61643,…
- Chọn thiết bị chống sét cho nguồn điện AC, phù hợp đặc điểm từng hệ thống cần bảo vệ như đặc điểm hệ thống điện cường độ dòng điện lớn nhất theo tải tiêu thụ, tình trạng điện áp của hệ thống,…
- Chọn theo vùng bảo vệ như vùng bên ngoài công trình – LPZ 0, vùng tiếp giáp với bên bên ngoài nhưng có che chắn -LPZ 1, vùng bên trong công trình có nhiều lớp che chắn – LPZ 2-n.
- Vùng cần bảo vệ LPZ Vùng chống sét tương ứng với Type
- Chọn thiết bị chống sét theo type, ứng với mỗi Type cần đảm bảo tiêu chí kỹ thuật nhất định.
- Đặc điểm chung của các thiết bị chống sét lan truyền là gì?
- UC: là điện áp hoạt động liên tục tối đa. UC là điện áp DC hoặc AC mà thiết bị chống sét lan truyền có thể hoạt động.
- UP: là điện áp tối đa trên các đầu cuối SPD khi hoạt động. Còn là cấp độ bảo vệ điện áp tại dòng IN. Điện áp tại đầu cuối của SPD thường thấp hơn Up khi có sét đánh.
- IN: hay còn gọi là dòng điện xả. Đây là giá trị cực đại của sóng dòng 8/20 µs mà SPD có khả năng xả tối thiểu 19 lần.
- Metal Varistor Oxit (MOV) hay còn gọi là tụ chống sét. MOV là một điện trở đặc sử dụng để bảo vệ mạch điện chống lại sự đột biến điện áp cao. Nhằm tránh việc chúng phá hỏng thiết bị.
- Với thiết bị sét 1 pha và 3 pha cần chú các thông số: Điện áp định mức Un (220/380 V), cấu hình bảo vệ, dòng tải tối đa bao nhiêu A, thời gian kích dẫn tA tính bằng ns,…
- Với thiết bị cắt lọc sét 1 pha và 3 pha thì cần chú điện áp định mức Un, công nghệ lọc sét, năng lượng tiêu tán, thời gian kích dẫn tA,…
- Tổng kết
Để đảm bảo cho sự an toàn của các thiết bị điện bạn nên sử dụng thiết bị chống sét lan truyền. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp những thông tin này sẽ hữu ích về “Chống sét lan truyền là gì?” cho quý khách hàng và giúp bạn lựa chọn thiết bị chống sét lan truyền phù hợp.