Hotline: 0909.023.037 Ngày làm việc: Thứ 2 đến Thứ 7 - Giờ làm việc: Sáng 7h30 - 11h30 - Chiều: 13h - 17h
Thông báo của tôi

Tủ ATS là gì? Cấu Tạo, Chức Năng và Nguyên Lý Hoạt Động

Tủ ATS là gì? Cấu Tạo, Chức Năng và Nguyên Lý Hoạt Động

Tủ chuyển mạch ATS (Automatic Transfer Switches) hay còn gọi là tủ chuyền nguồn điện tự động, là hệ thống rất quan trọng trong mỗi chung cư hay doanh nghiệp.
Chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm Tủ ATS là gì? Cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động như thế nào qua nội dung bài viết sau đây.

Tủ ATS là gì ? 

Tủ điện ATS – Automatic Transfer Switches được hiểu đơn giản là hệ thống có thể tự động đổi nguồn điện lưới mất hoặc ngược lại. Mục đích của tủ điện ATS là đảm bảo luôn có đủ nguồn điện cần thiết cho doanh nghiệp để quá trình sản xuất không bị gián đoạn.

Chức năng, nhiệm vụ của tủ ATS là gì ?

– Tủ điện này được sử dụng ở những nơi có phụ tải đòi hỏi phải cấp điện liên tục, để cấp điện cho tải khi có sự cố phía nguồn lưới thường dùng nguồn dự phòng là máy phát điện.

– Tủ điện ATS có nhiệm vụ tự động chuyển đổi nguồn cung cấp từ lưới sang nguồn dự phòng để cấp điện trở cho nguồn tải hoạt động.

– Ngoài ra, tủ ATS thường có chức năng bảo vệ khi điện lưới và điện máy phát bị sự cố như: mất pha, mất trung tính, quá áp, sụt áp,…

Ứng dụng của tủ điện ATS 

                                                        Tủ điện ATS được ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp

Tủ điện ATS được ứng dụng rộng rãi trong những địa điểm cần cung cấp nguồn điện liên tục như: khu công nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất, trung tâm thương mại, chung cư, sân bay, bến xe, cảng,…

Cấu tạo của tủ điện ATS

– Vỏ tủ điện ATS: Được làm từ théo mã kẽm, bên ngoài được trang bị một lớp sơn tĩnh điện. Vỏ tủ điện có kích thước to – nhỏ sẽ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, công suất.

– Thiết bị chuyển mạch tự động: Được thiết kế có các chế độ chuyển mạch tự động hoặc bằng tay.

 Bộ điều khiển tủ điện ATS: Có chức năng điều khiển thiết bị chuyển mạch theo thời gian.

– Hệ thanh cái đồng phân phối điện tủ điện ATS: Tùy theo dòng điện định mức của hệ thống mà được tính toán phù hợp.

– Các nút ấn, màn hình LCD, hệ thống đèn chỉ thị giúp người vận hành có thể linh hoạt được chế độ hoạt động.

Ngoài các bộ phận trên, tủ điện ATS còn được tích hợp thêm chức năng giám sát và điều khiển từ xa.

Nguyên lý hoạt động của Tủ điện ATS

Tủ điện ATS luôn bao gồm hệ thống chuyển đổi nguồn điện và máy phát điện công nghiệp, từ đó trong bất kỳ trường hợp nào thì tủ điện cũng luôn sẵn sàng tự động chuyển mạch điện tới vị trí cần nguồn điện.

– ATS: hệ thống chuyển đổi điện năng từ lưới điện chính, khi xảy ra sự cố sẽ cung cấp cho phụ tải từ máy phát điện.

– Khi điện lưới có trở lại, tủ điện ATS có nhiệm vụ kế nối phụ tải với nguồn điện chính và ngắt máy phát điện dự phòng.

– Những tủ điện Ats cao cấp còn có thêm chức năng hòa đồng bộ kết hợp với nhiều máy phát điện cùng lúc để đảm bảo nguồn điện không bị gián đoạn.

Quy trình hoạt động của hệ thống tủ ATS là gì?

Với những phụ tải yêu cầu không bị mất điện hoặc không được mất điện quá lâu thì hệ thống tủ ATS là thiết bị đảm bảo phụ tải được kết nối với hai nguồn điện là điện lưới và máy phát điện theo nguyên lý như sau:

– Đầu tiên, tủ điện ATS sẽ truyền tín hiệu để nổ máy phát

– Sau đó, khi máy phát có điện và hoạt động ổn định tủ ATS sẽ chuyển nguồn phụ tải từ điện lưới sang điện máy phát.

– Khi điện lưới được cấp trở lại và hoạt động ổn định, tủ ATS sẽ truyền tín hiệu để dừng máy phát, sau đó chuyển nguồn phụ tải từ máy phát sang điện lưới.

Ngoài ra, trên thị trường còn có những loại tủ ATS cao cấp có chức năng mở rộng như kết hợp tủ hòa đồng bộ với nhiều máy phát, đảm bảo cấp đủ công suất cho phụ tải khi xảy ra rủi ro về máy phát điện.

Đang xem: Tủ ATS là gì? Cấu Tạo, Chức Năng và Nguyên Lý Hoạt Động